Nan giải nạn rác thải ở cảng cá Sa Huỳnh
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.Khởi nghiệp với bánh lá dừa, chàng trai đạt doanh thu 130 triệu đồng/tháng
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.
Makeup clean girl cho nàng xuống phố với mặt mộc và má ửng hồng
Chiều 20.1, Bộ Công an tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ của Văn phòng Bộ Công an.Tại buổi lễ, lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ Bộ Công an đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc điều động đại tá Nguyễn Quốc Toản (sinh năm 1978, quê tại TP.Hải Phòng), Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, đến nhận công tác và giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an từ ngày 20.1.Phát biểu tại buổi lễ, thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định đại tá Nguyễn Quốc Toản là cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, có kinh nghiệm công tác, có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành.Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ đề nghị tân Chánh Văn phòng Bộ Công an phát huy kinh nghiệm, trải nghiệm, phát huy trí tuệ cùng tập thể Đảng ủy lãnh đạo Văn phòng Bộ tiếp tục đoàn kết thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Văn phòng Bộ thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp theo chức năng nhiệm vụ được giao. Đồng thời, chủ trì phối hợp tốt công tác tiếp nhận thông tin, phân tích và xử lý tin báo, dự báo về tình hình có liên quan đến chủ trương, chính sách pháp luật về lĩnh vực đảm bảo an ninh, trật tự cũng như xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Cạnh đó cần chủ động phối hợp với các cơ quan thuộc các bộ, ngành T.Ư, cấp ủy chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mặt công tác công an. Duy trì thực hiện tốt chức năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định chức năng của Văn phòng Bộ Công an…Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, đại tá Nguyễn Quốc Toản mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các lãnh đạo Bộ Công an; sự đoàn kết, phối hợp giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Văn phòng Bộ, sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan, các đơn vị giúp Văn phòng Bộ Công an thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt trong việc tham mưu lãnh đạo Bộ Công an lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo, điều hành lực lượng công an nhân dân thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
Giá bán Yamaha YZF-R15 2022 cao hơn Honda CBR150R từ 6,7 - 14,7 triệu đồng
Chị Thùy 1life
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn